Mất ngủ ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe và làn da?

Thời gian ngủ chính là lúc mà cơ thể tái tạo nguồn năng lượng và phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều người lại rơi vào tình trạng mất ngủ, khó đi sâu vào giấc ngủ... Vậy bạn đã biết nếu tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ gây ra những hệ lụy gì cho sức khỏe và làn da của mình chưa. Hãy dành vài phút để biết được tác hại của việc mất ngủ từ đó tìm ra biện pháp để khắc phục tình trạng mất ngủ bạn nhé!

  1. Nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ:

Mất ngủ là một triệu chứng rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh gặp phải các vấn đề như: khó đi sâu vào giấc ngủ; thiếu ngủ; ngủ không sâu giấc;.…Mất ngủ thường xuyên sẽ khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi về thể chất  lẫn tinh thần, người lúc nào cũng lờ đờ, không thể tập trung vào công việc.

 

 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ rất đa dang, có thể kể đến như là:

  • Rối loạn cảm xúc và tâm lý: Các tình trạng như căng thẳng, lo âu, trầm cảm, hoặc stress đặc biệt có thể gây rối loạn giấc ngủ. Các suy nghĩ hoặc lo lắng quá mức có thể khiến bạn không thể thư giãn và vào giấc ngủ.
  • Môi trường không thuận lợi: Một môi trường không thích hợp để ngủ, chẳng hạn như ánh sáng mạnh, tiếng ồn, nhiệt độ không thoải mái, hoặc giường ngủ không thoải mái, cũng có thể gây ra mất ngủ.
  • Rối loạn giấc ngủ: Các rối loạn như chứng mất ngủ mãn tính (insomnia), chứng mất ngủ do rối loạn hô hấp trong giấc ngủ (sleep apnea), chứng giấc ngủ di chuyển chậm (narcolepsy) hoặc rối loạn chuyển động chân trong giấc ngủ (restless legs syndrome) đều có thể làm suy giảm chất lượng giấc ngủ.
  • Sử dụng chất kích thích: Các chất kích thích như caffeine (trong cà phê, trà, nước ngọt có cồn, soda), nicotine (trong thuốc lá), hoặc thuốc trợ tim có thể làm suy giảm khả năng vào giấc ngủ.
  • Bệnh lý và yếu tố sức khỏe: Một số bệnh lý như đau, viêm, bệnh lý tiểu đường, bệnh tim, rối loạn tuyến giáp, hoặc rối loạn tâm thần có thể gây ra mất ngủ. Ngoài ra, một số loại thuốc dùng để điều trị các bệnh này cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Tiêu thụ thức ăn nặng trước giờ ngủ: Ăn một bữa ăn nặng trước giờ ngủ có thể tạo cảm giác khó tiêu và làm suy giảm chất lượng giấc ngủ.
  • Sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ: Ánh sáng xanh từ màn hình điện tử như điện thoại, máy tính bảng hoặc máy tính có thể gây rối đồng hồ sinh học của cơ thể, làm suy giảm sản xuất melatonin - hormone giúp điều chỉnh giấc ngủ.

2. Tác hại của việc mất ngủ:

2.1 Ảnh hưởng trực tiếp đến làn da:

Khi bị mất ngủ cơ thể sẽ không sản sinh ra hormone sinh trưởng, mà lại tạo ra một loại hormone căng thẳng, có thể phá vỡ lớp collagen trong cơ thể. Khi loại hormone này tăng sẽ làm tăng tình trạng viêm do mụn và khiến làn da hình thành các nếp nhăn, khô da hoặc da  không đều màu,... đây đều là các dấu hiệu của quá trình lão hóa da.

Bên cạnh đó, mất ngủ cũng là nguyên nhân khiến tình trạng mụn trứng cá tồi tệ hơn do da tiết nhiều bã nhờn. Nếu thiếu ngủ, cơ thể sẽ trở nên chậm chạp; da bị mất nước, trở nên khô và nhạy cảm hơn. Và dù bạn có sử dụng các cách các sản phẩm chăm sóc da, dưỡng da kỹ và tốt đến mấy, nhưng nếu thiếu ngủ thì cũng không mang lại hiệu quả làm đẹp cho làn da.

 

Khi ngủ sâu giấc và ngủ đủ thời gian, cơ thể sẽ sản xuất hormone insulin và lượng hormone cortisol sẽ giảm, từ đó kích thích việc sản xuất collagen.

Do đó, để có làn da khỏe mạnh, cần ngủ đủ giấc vừa giúp khôi phục sự cân bằng độ ẩm tự nhiên của da vừa giúp da đàn hồi tốt, khỏe mạnh hơn. Do vậy ngủ sớm, ngủ đủ, ngủ sâu giấc và dậy sớm vừa giúp loại trừ mệt mỏi toàn thân, tinh thần sảng khoái và giúp làn da khoẻ đẹp.

2.2 Mất ngủ gây suy giảm trí nhớ:

Nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm hoạt động của não bộ đó chính là mất ngủ. Ngoài ra, mất ngủ còn làm thay đổi đồng hồ sinh học cơ thể, giảm mức sản xuất chất chống oxy hóa glutathione (bảo vệ cơ thể khỏi suy giảm trí nhớ như Alzheimer).

Do đó, những người phải làm việc qua đêm, mất ngủ, ít ngủ… dễ có nguy cơ làm suy giảm hệ thống miễn dịch, gia tăng các triệu chứng suy giảm nhận thức nhẹ.

​​​​​​​​​​​​​​2.3 Dễ mắc các bệnh mạn tính:

Ngoài các cảm giác mệt mỏi, cáu kỉnh, mất ngủ còn ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất nói chung khiến cơ thể dễ mắc các bệnh mãn tính, béo phì, thậm chí tử vong sớm do mất ngủ làm hệ thống miễn dịch bị suy yếu.

 

 

  • Các bệnh về tim mạch: Khi thiếu ngủ hệ thần kinh giao cảm hoạt động nhiều hơn, mạch máu co lại, huyết áp tăng, tạo áp lực thêm cho trái tim. Hơn nữa, khi ngủ ít, cơ thể cần nhiều insulin hơn để duy trì mức độ đường huyết bình thường, do đó có tác động xấu tới mạch máu và tim.
  • Thừa cân béo phì: Khi bị thiếu ngủ, mất ngủ sẽ khiến cho cơ thể luôn ở trong tình trạng mệt mỏi, căng thẳng; các cơ quan trong cơ thể kém hoạt động. Khi nạp năng lượng vào cơ thể bằng thức ăn nhưng lại ngủ quá nhiều khiến năng lượng không được tiêu hao. Kết quả là năng lượng và các chất dinh dưỡng dư thừa sẽ tích tụ thành lượng mỡ thừa trong cơ thể. Hơn nữa, khi thức đêm, khó ngủ ít vận động lại có thói quen ăn vặt nhiều dẫn đến bị thừa cân, béo phì.
  • Đái tháo đường: Thiếu ngủ sẽ làm mất cân bằng insulin do cơ thể cần nhiều để duy trì lượng đường huyết. Ngoài ra, khi bị thiếu ngủ sẽ dẫn đến viêm cứng lòng mạch máu vì gia tăng hormon gây stress dẫn đến các nguy cơ dẫn tới bệnh đái tháo đường.

3. Một vài biện pháp  giúp khắc phục tình trạng mất ngủ:

Để cải thiện tình trạng mất ngủ một cách an toàn, hiệu quả. Bạn có thể tham  khảo các  cách dưới đây mà Hoàng Gia tổng hợp được nhé:

3.1 Thay đổi thói quen sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học là một trong những nguyên nhân chính gây mất ngủ. Vì vậy, để cải thiện mất ngủ, điều đầu tiên bạn cần phải làm là vệ sinh giấc ngủ:

  • Tạo thói quen đi ngủ và thức dậy vào một giờ cố định, kể cả cuối tuần.
  • Tránh ngủ trưa quá nhiều và quá muộn.
  • Ngừng tiếp xúc với các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính ít nhất một giờ trước khi đi ngủ.
  • Tránh ăn quá no và ăn các loại thực phẩm khó tiêu trong vòng 3 - 4 tiếng trước khi lên giường.
  • Hạn chế sử dụng các loại thức uống chứa cồn và caffeine như trà, cà phê, bia rượu… vào buổi chiều và buổi tối. Thay vào đó, bạn nên thể uống một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ khoảng 30 phút.
  • Dọn dẹp phòng ngủ sạch sẽ, đảm bảo phòng ngủ thoáng mát, giảm ánh sáng trong phòng ngủ bằng cách bật đèn mờ hoặc dùng đèn ngủ để dễ đi vào giấc ngủ hơn.

3.2 Sử dụng các loại trà thảo dược:

Nếu bạn cảm thấy khó đi vào giấc ngủ vào buổi tối, hãy thử một số loại trà thảo dược có tác dụng làm dịu thần kinh, an thần nhẹ như trà hoa cúc, trà gừng, trà tâm sen, trà cây lạc tiên,... để dễ chìm vào giấc ngủ hơn.

Hoàng Gia Dưỡng Tâm Trà của nhà Hoàng Gia sẽ là giải pháp hoàn hảo cho giấc ngủ của bạn. Với chiết xuất chính từ Cao Lạc Tiên - một loại thảo dược được biết đến nhiều nhất với công dụng điều trị hiệu quả các vấn đề về giấc ngủ, giảm căng thẳng thần kinh nhẹ và giúp bạn có giấc ngủ tự nhiên.

 

 

Hoàng Gia Dưỡng Tâm Trà – Bí quyết cải thiện chất  lượng giấc ngủ

3.3 Luyện tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên, điều độ có thể giúp nâng cao sức khỏe, giải tỏa căng thẳng, đặc biệt giúp máu lưu thông lên não tốt hơn, nhờ đó giúp ngủ ngon hơn. Đây cũng là cách giúp cải thiện mất ngủ được các chuyên gia khuyến khích. Mỗi ngày bạn chỉ cần dành ra 30 - 60 phút để luyện tập các bài tập đơn giản như yoga, đạp xe, chạy bộ hoặc aerobic, bạn sẽ thấy chất lượng giấc ngủ thay đổi đáng kể.

 

 

3.4 Chế độ ăn uống khoa học

Để cải thiện giấc ngủ, ngoài luyện tập thể dục, bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng dưỡng chất, đa dạng các loại thực phẩm. Đặc biệt, nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa vitamin B, Magie và tryptophan như ngũ cốc nguyên hạt, hạnh nhân, óc chó, cá hồi, kiwi, chuối,... vào bữa ăn hằng ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý tránh xa các loại thực phẩm khó tiêu, ảnh hưởng đến giấc ngủ như bơ, thịt xông khói, bánh kem, món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ,...

 

 

Những tác hại mà việc mất ngủ gây ra đối với sức khỏe và làn da là điều không hề nhỏ. Vì thế, nếu bạn đang gặp tình trạng mất ngủ thì hãy điều chỉnh các thói quen sinh hoạt hàng ngày và không quên sử dụng Hoàng Gia Dưỡng Tâm Trà mỗi ngày để cải thiện tình trạng mất ngủ, tránh để tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần.